Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Biện pháp thi công trần treo xương chìm

Biện pháp thi công trần treo xương chìm: 
- Đọc kỹ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công trước khi triển khai.
- Khảo sát kỹ mặt bằng thực tế và so sánh với bản thiết kế.
- Kiểm tra lại kích thước thực tế và tính khả thi của bản thiết kế.
- Kiểm tra cost trần và xác định cost trần ( dùng ty ô hoặc máy hoàn thiện).
- Đánh dấu các điểm treo của Thanh treo, khoảng cách không quá 1.200mm.
Hình ảnh minh họa

- Thanh chính (xương cá): khoảng cách không quá 1.000mm, liên kết với Thanh phụ qua các khớp liên kết.
- Thanh phụ (u gai): khoảng cách 400mm, liên kết với Thanh chính qua các khớp liên kết.
- Thanh viền tường (v tôn): đóng viền quanh tường, vách và các chi tiết làm giật cấp.
- Tấm ứng dụng, trang trí: liên kết với hệ thống khung xương trực tiếp với Thanh phụ (u gai) bằng vít đen.
- Nở sắt: đóng trực tiếp vào trần bê tông để cố định với Thanh treo, khoảng cách giữa các nở sắt không quá 1.200mm.
- Thanh treo: liên kết với nở sắt để treo hệ thống khung xương, khoảng cách giữa các Thanh treo không quá 1.200mm.
- Đinh bê tông: dùng để đóng Thanh viền tường (v tôn) vào tường.
- Vít đen: dùng để liên kết trực tiếp Tấm ứng dụng với Thanh phụ của hệ thống khung xương.
- Băng keo xử lý mối nối: dùng để xử lý các mối nối, khe nối của giữa các Tấm ứng dụng với nhau thành khối liền.
- Bột bả tràn: dùng để bả tràn bề mặt Tấm ứng dụng và các mối nối tấm lấy độ phẳng bề mặt và làm nền cho công tác sơn hoàn thiện trang trí.
- Sơn nước: dùng để bảo vệ, trang trí bề mặt trần hoàn thiện.

Thế nào là trần thạch cao treo xương chìm

1. Giới thiệu:
- Trần treo xương chìm là một trong những hạng mục nội thất của công trình xây dựng, có tác dụng trang trí làm đẹp, che lấp các phần khiếm khuyết trên trần nhà, che các đường ống kỹ thuật, hệ thống dây điện, hệ thống đường ống điều hòa... và làm nền trang trí cho hệ thống chiếu sáng, điều  hòa, thông gió..
- Khi công trình dùng hệ thống trần treo xương chìm để trang trí thì phần khung xương của trần không nhìn thấy sau khi hoàn thiện. trần thạch cao
2. Phân loại:
+ Trần phẳng
+ Trần giật cấp

Những mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng ăn, phòng bếp

Mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp.

Một số lưu ý khi lựa chọn trần thạch cao
- Phân biệt các loại trần: Có 2 loại trần thạch cao thông dụng là trần chìm và trần nổi. Trần nổi hay còn gọi là trần thả được thi công bằng cách thả các tấm thạch cao vào các khung xương bằng kẽm, ưu điểm của loại này là giá rẻ, dễ tháo lắp và sửa chữa tuy nhiên là không được đẹp bằng trần chìm. Các mẫu chúng tôi giới thiệu ở đây đều là mẫu trần thạch cao chìm phù hợp cho gia đình.
- Lựa chọn loại thạch cao: Có loại thạch cao thông thường, có loại chuyên dụng như thạch cao chịu nước (dùng cho nhà tắm), thạch cao chịu nhiệt, có cả loại thạch cao cách âm.

Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp năm 2013

Mẫu trần thạch cao phòng khách
Phòng khách sẽ là nơi thể hiện cá tính và cũng là gu thẩm mỹ của gia chủ đối với khách khi tới chơi, vì vậy lựa chọn một mẫu trần hợp lý cũng khiến không ít người đau đầu. Mẫu trần thạch cao phòng khách phải đảm bảo độ sáng, độ tinh tế với thiết kế tổng quan của cả ngôi nhà.

Thạch cao là vật liệu được sử dụng phổ biến trong việc trang trí và thiết kế nội thất cả trong văn phòng lẫn gia đình. Mỗi một vị trí có kiểu vật liệu và thiết kế riêng biệt, đối với khối văn phòng thường là dùng trần thả còn riêng gia đình thì dùng kiểu trần chìm. Với ưu điểm dễ tùy biến nên khi thiết kế trần thạch cao cho gia đình các kiến trúc sư có thể thoải mái thể hiện các ý tưởng của mình mà vẫn khả thi trong việc thi công.






CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM TIẾN


ĐTCĐ: (04).3833 5871 Di động: 0989.999.148 - 097897.5897 - 0903.225.630


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Hướng dẫn thi công trần thạch cao

huong-dan-thi-cong-tran-thach-cao
Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần nhà thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám
sát thi công cho ngôi nhà của mình. Hệ khung trần nổi: Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao
Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện

Thi công trần thạch cao khung nhôm

Chúng tôi chuyên nhận thi công Trần thạch cao, khung nhôm kính các loại với các công trình lớn được đánh giá cao cả về kỹ
thuật cũng như chất lượng thi công
Với khả năng, tay nghề cao cùng đội ngũ thi công lành nghề và đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp đảm bảo sẽ làm cho căn nhà của các bạn trở nên sang trọng và lịch sự hơn.
Đến với chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng thi công công trình cũng như sự hợp lý về giá cả!
tags: thi công trần thạch cao khung nhôm, thiết kế trần thạch cao 

Thi công trần thạch cao khung chìm

Thi Công Trần Thạch Cao Khung Chìm Việc lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao khung chìm bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế, nếu có sự sai lệch cần phải báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.
Bước 2: Đánh dấu cao độ cao trần Dựa vào bản vẽ thiết kế. Đội lắp đặt sẽ đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực ...
Bước 3: Treo nẹp viền tường Nẹp viền được liên kết vào tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít. Khoảng cách tối đã giữa các lỗ đinh là 300mm.
Bước 4: Treo Ty Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái. Khoàng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 1200mm. Khoảng cách tối đa giữa điểm treo đầu tiên với tường là 300mm.
Bước 5: Treo Xương Chính Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm.
Bước 6: Treo Xương Phụ Xương phụ được liên kết với xương chính bằng bát liên kết. Khoảng cách giữa hai xương phụ là 400mm.
Bước 7: Cân Chỉnh Xương & Lắp Đặt Tấm Cân chỉnh mặt phẳng của hệ khung và bắt tấm vào xương phụ bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm. Khoảng cách các vít không quá 200mm Bước 8: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng Các mối nối giữa các tấm trần được xử lý bằng bột trét và lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn.
Tags: Thi công trần thạch cao khung chìm, thi công trần thạch cao, vách thạch cao, trần thạch cao khung chìm, thiết kế trần thạch cao khung chìm

Thi công thiết kế trần thạch cao khung nổi

chúng tôi chuyên nhận thi công trần thạch cao tại hà nội. Giá thi công trần thạch cao tại hà nội của chúng tôi luôn rẻ nhất!.

Tùy vào cấu trúc  ngôi nhà thiết kế mà giá cả và cách thức, phương pháp thi công cũng sẽ giống nhau vì vậy hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn thiết kế lắp đặt cũng như báo giá, Giá trần thạch cao tốt nhất hà nội

Bước 1: Xác định độ cao trần
Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế, nếu có sự sai lệch cần phải báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.
Bước 2: Đánh dấu cao độ cao trần
Dựa vào bản vẽ thiết kế. Đội lắp đặt sẽ đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực ... 
Bước 3: Treo nẹp viền tường
Nẹp viền được liên kết vào tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít. Khoảng cách tối đã giữa các lỗ đinh là 300mm.
Bước 4: Treo Ty
Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái. Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 1200mm. Khoảng cách tối đa giữa điểm treo đầu tiên với tường là 300mm.
Bước 5: Cân Chỉnh Xương & Thả Tấm
Cân chỉnh mặt phẳng của hệ xương và thả tấm theo thiết kế. Nếu tấm trần nhẹ thì nên dùng kẹp để giữ tấm.
Tags: Thi công thiết kế trần thạch cao khung nổi. Thi công thiết kế trần thạch cao khung nổi, Hướng dẫn Thi công thiết kế trần thạch cao khung nổi, thi công trần thạch cao khung nổi, thiết kế trần thạch cao khung nổi